Ngâm rượu nhân sâm
Nhân sâm là vị thuốc bổ quý hiếm, đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng của Đông y (Sâm, Nhung, Quế, Phụ).
Đặc biệt, nhân sâm có công dụng tuyệt vời trong việc bồi bổ trí não, phát triển tư duy, trí tuệ, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa lão hóa.
Theo y học hiện đại, nhân sâm cũng là dược liệu quý hiếm có vị đắng, không độc, có tác dụng đại bổ nguyên khí, giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực cho con người nhờ các thành phần hợp chất hữu cơ quan trọng như chất Germanium, Glycoside Panaxin cùng với các vitamin B1, vitamin B2, các axit béo như axit Panmitic, Streari, Linoleic và các axitamin.
Ngoài ra, loại thảo dược này còn có thể được dùng để hỗ trợ điều trị trong các trường hợp bệnh nhân thiếu máu, mắc các bệnh như viêm dạ dày, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…
Rượu nhân sâm có tác dụng trong việc tăng tuổi thọ, chống lão hóa và giúp cường tráng thân thể. Vậy ngâm rượu nhân sâm như thế nào cho đúng và đảm bảo chất lượng. Bạn cần tuân thủ những bước sau đây.
Chuẩn bị:
- Sâm tươi: Là nguyên liệu chủ chốt trong bình rượu sâm. Tùy vào việc chọn lựa loại sâm nào sẽ khiến bình rượu sâm thêm giá trị và có hiệu quả cao. Đối với cách lựa chọn sâm, bạn nên dùng những củ sâm có kích thước to, khi ngâm vào bình sẽ đẹp mắt hơn. Củ sâm cần tươi, không nhiều rễ, không bị nát hay thối làm ảnh hưởng đến chất lượng.
- Rượu: Cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng của bình rượu sâm. Loại rượu tốt nhất nên sử dụng là rượu nếp trắng. Loại rượu này vừa giúp làm nổi bật củ sâm vừa giúp sâm tiết ra hết tinh chất cần thiết. Độ rượu nên ở khoảng 38 – 40 độ là vừa. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn độ rượu phù hợp với tửu lượng của bản thân.
- Bình thủy tinh: Tùy vào số lượng sâm và rượu mà bạn sẽ chọn loại bình phù hợp với dung tích. Bạn chỉ nên sử dụng bình thủy tinh mà không nên chọn những chất liệu khác vì vừa đảm bảo thẩm mĩ lại an toàn khi ngâm rượu
Thực hiện:
- Bước đầu tiên của việc thực hiện ngâm 1 bình rượu sâm là bạn cần làm sạch củ sâm tươi. Bạn nên cho củ sâm vào chậu nước sạch để đất cát bở ra, ngâm như vậy trong khoảng 30 phút là vừa.
- Tiếp đó, bạn lấy bàn chải đánh nhẹ nhàng dọc củ nhân sâm theo chiều từ thân đến rễ. Nên chú ý không nên làm rễ bị gãy, làm mất thẩm mĩ. Hãy cọ rửa sạch rẽ vào từng phần rễ của củ sâm. Sau đó, tráng lại nước 1 lần nữa cho sạch hoàn toàn.
- Tiếp theo, bạn để củ sâm cho thật ráo nước rồi tráng qua một lần rượu để tránh làm loãng rượu khi củ sâm còn dính nước.
- Sau đó, bạn hãy tiến hành tráng bình thủy tinh cho sạch sẽ bằng nước rồi úp ngược cho đến khi bình khô hoàn toàn.
- Tiếp đó, bạn xếp các củ sâm vào bình theo một bố cục thật đẹp, có thể dùng tăm nhọn kết nối các củ sâm lại với nhau rồi bạn đổ rượu vào. Sau đó, bạn đặt bình ở nơi không có ánh nắng trực tiếp, khô ráo, độ ẩm thấp.
Rượu sâm càng để lâu thì lượng tinh chất tiết ra càng nhiều. Tuy nhiên, sau khi ngâm khoảng 3 tháng là bạn có thể sử dụng được.
Sưu tầm