3 điều cần phải lưu ý khi ngâm Rượu Thuốc

Rượu thuốc là loại rượu được ngâm với thảo mộc hoặc dược liệu bán tại các hiệu thuốc nam và được uống với mục đích giữ sức khoẻ. Tuy nhiên, để rượu thuốc phát huy hết tác dụng, cần chú ý 3 điều sau đây.

1. Thảo mộc loại khoáng chất không thích hợp ngâm rượu

Một số loại thuốc không thích hợp ngâm rượu, ví dụ như thuốc đông y dạng khoáng, bởi vì thành phần có ích trong đó rất khó chiết xuất ra khi ngâm với rượu. Một số thảo dược dạng khoáng còn hàm chứa thành phần có độc, ví dụ chứa thủy ngân, chì, asen...đều không thích hợp để ngâm rượu. Ngoài ra, nếu muốn dùng rắn độc để ngâm rượu thuốc thì cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của dược sĩ đông y.

2. Tỉ lệ phối hợp phải hài hòa

Khi ngâm rượu thông thường dùng rượu trắng 40-60 độ, rượu trắng với nồng độ này đủ để giết chết vi sinh vật tồn tại trong thảo dược. Hơn nữa cồn rượu nồng độ cao càng dễ làm cho thành phần có ích chiết xuất ra. Trong quá trình ngâm rượu, sự phối hợp giữa rượu và dược thảo là lượng rượu gấp 10-20 lần thảo dược. Căn cứ vào chất thảo dược có thể điều chỉnh thích hợp, tính hấp thụ nước của dược liệu có chất rời, lỏng mạnh nên có thể tăng thêm lượng rượu, ví dụ như Cẩu Khởi có thể ngâm với lượng rượu gấp 20 lần.

Tính hấp thu nước của dược liệu có chất rắn chắc kém có thể giảm bớt lượng rượu, ví dụ nhân sâm chỉ cần ngâm lượng rượu gấp 10 lần là được.

Bình rượu nhân sâm

3. Chú ý thời gian ngâm rượu

Thời gian ngâm rượu tùy từng loại thảo dược nên khác nhau. Rượu càng lâu càng thơm.

Không ít người cho rằng, rượu thuốc cần ngâm từ 6 tháng đến 1 năm trở lên, thời gian càng dài hiệu quả thuốc càng tốt. Tuy nhiên thực tế lại là, thời gian ngâm rượu cần dựa vào lượng thảo dược nhiều hay ít, sự thay đổi nhiệt độ... để định đoạt.

Thông thường, thời gian ngâm rượu thuốc khoảng 15-30 ngày. Thời gian quá dài sẽ ở một mức độ nào đó làm cho ethanol bay hơi, sau khi nồng độ giảm thấp, tác dụng kháng khuẩn sẽ giảm đi, thảo dược có thể sinh ra nấm mốc. Uống phải rượu thuốc biến chất giống như ăn phải thực phẩm khuẩn mốc, sẽ gây ra tổn thương nhất định cho dạ dày, đường ruột và gan. Nếu sau khi uống rượu xong có hiện tượng mặt đỏ, hoa mắt, chóng mặt, nôn ọe, tim đập nhanh quá độ...thì đó là phản ứng ban đầu của trúng độc, nên nhanh chóng đến bệnh viện.

Trong thời gian ngâm rượu thuốc, cần lắc đều hoặc đảo đều hàng ngày, sau 1 tuần thì 1 tuần đảo đều/lần. Thảo dược có chất cứng rắn như hải mã, tắc kè cần ngâm lâu hơn.

ruoulangvan.com.vn sưu tầm

Để đảm bảo rượu dùng ngâm thuốc, dược liệu quý được tốt và chất lượng nhất. Quý khách có thể tham khảo và lựa chọn rượu nếp cái hoa vàng loại trắng có nồng độ từ 35, 40, 45 hoặc 50 độ sao cho phù hợp với các loại đồ ngâm và nồng độ sử dụng.